2013, thế giới mất 136 tỷ USD đối phó phần mềm độc hại
Nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ lây nhiễm từ các mã độc không lường trước chiếm tới 33% với người tiêu dùng và khoảng 3/10 doanh nghiệp.
Con số dự báo là tầm 114 tỷ USD trên toàn cầu trong năm 2013, trong khi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 39 tỷ USD.
Theo nghiên cứu IDC, khách hàng trên toàn cầu dành khoảng 1,5 tỷ giờ và 22 tỷ USD để xác định, sửa chữa và phục hồi dữ liệu.
Nghiên cứu phân tích 270 trang web và mạng ngang hàng (P2P), 108 phần mềm và 155 đĩa CD/DVD. IDC cũng đã phỏng vấn 2.077 người dùng, 258 cán bộ và các lãnh đạo quản lý CNTT tại Brazil, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Mexico, Ba Lan, Nga, Thái Lan, Anh và Mỹ.
Theo nghiên cứu, các phần mềm sao chép bất hợp pháp không đi kèm máy tính, 45% là được tải về từ internet. Trong số này, 78% được tải về từ các trang web hoặc mạng P2P có ẩn chứa phần mềm gián điệp và 36% chứa Trojan hoặc phần mềm quảng cáo.
Nghiên cứu của IDC, có tiêu đề "Thế giới nguy hiểm của phần mềm giả và hàng nhái," được phát hành mới đây là một phần của sự kiện Ngày Bình đẳng, sáng kiến toàn cầu của Microsoft.
Khảo sát từ người tiêu dùng cho thấy: 62% số người được hỏi biết một người đã sử dụng phần mềm lậu và gặp các vấn đề về an ninh. 55% chia sẻ, phần mềm giả làm chậm máy tính của họ, và phải gỡ bỏ cài đặt. Một nửa số người được hỏi nói rằng họ ngại mất dữ liệu nhất khi dùng phần mềm lậu. 30% quan tâm nhất với hành vi trộm cắp danh tính.
Sách trắng IDC cũng chỉ ra phương thức gián tiếp đưa phần mềm không an toàn vào môi trường doanh nghiệp. Tại châu Á - Thái Bình Dương, mặc dù 56% các nhà quản lý CNTT biết việc này, 74% nhân viên thừa nhận rằng họ có thể cài đặt phần mềm cá nhân vào các máy tính tại môi trường làm việc. Điều đáng báo động là người trả lời nói với IDC chỉ có 12% các phần mềm này không có vấn đề. 66% nhân viên IT, và đa số nhân viên doanh nghiệp đều cho rằng, để người sử dụng cài đặt phần mềm chính là điểm mờ trong việc bảo đảm an ninh mạng.